Qua tìm hiểu của PV tại các khu chợ dân sinh, thì đa số hương được bày bán là loại hương (nhang) giá rẻ bán với giá từ 3.000 – 5.000 đồng/bó. Các loại hương này được bọc giấy đơn giản hoặc bao bì nilon cẩu thả không ghi rõ thành phần, nhãn mác cẩu thả, không hề có địa chỉ nơi sản xuất.
Không chỉ dễ dàng tìm mua ở các khu chợ mà loại hương bình dân này còn được bày bán tại các cổng đền, chùa... để bán cho khách sắm lễ. Tuy nhiên, một số người tiêu dùng cho biết, do được làm thủ công nên loại hương này cháy nhanh, để lâu dễ bị mủn, bở, mùi không thơm nên gần đây cũng không còn đắt khách.
Tại tuyến phố Hàng Mã, Hàng Lược... được coi là “thủ phủ” các loại hương, nến, đồ thờ cúng... cũng được bày bán với nhiều loại từ hương que cho đến hương vòng với các mùi hương khác nhau. Giá của loại hương này là 12.000 – 15.000 đồng/gói, hương vòng từ 30.000 – 50.000/vòng ( thắp từ 3 – 5 ngày).
Tỏ ý thắc mắc về mức giá quá cao này, Chị D – chủ một cửa hàng kinh doanh trên tuyến phố Hàng Mã cho biết, đây là loại hương cao cấp với nhiều mùi hương và độ bền cao.
Theo đó, để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, mùi hương vì thế cũng đa dạng, từ hương quế, sứ, lài, hoa hồng cho đến hoa cúc, hoa huệ... Loại mùi hương được nhiều người hỏi mua nhất là mùi trầm.
Chỉ riêng mùi trầm hương đã có khoảng vài chục mùi khác nhau, từ trầm nhẹ, trầm thường, trầm đặc biệt đến trầm nội, trầm ngoại nhập...
Đặc điểm của loại hương cao cấp này thơm lâu, đọng tàn tốt nên dù hương cháy hết lâu rồi mà mùi thơm vẫn phảng phất trong nhà. Hay hương đốt xong có tàn trắng xóa như tuyết, phủ khắp bàn thờ.
Vừa nhanh tay đưa gói hương hiệu “Hai quả núi” được giới thiệu là một trong những loại hương bán chạy nhất của cửa hàng. Chị D cũng khẳng định thêm, đây là loại hương được sản xuất bằng nguyên liệu tự nhiên, không độc hại, song khi phóng viên kiểm tra trên bao bì, nhãn mác thì không hề thấy nội dung chứng nhận của bất kỳ một cơ quan chức năng nào về điều này.
Đáng chú ý, có một thực tế, gần như 100% nhãn hiệu nhang không hề ghi thành phần, hương liệu sử dụng trong nhang. Về địa chỉ cơ sở sản xuất thì hiếm hoi với có vài nhãn hiệu in trên bao bì.
Vì thế, thước đo của “đẳng cấp” này chỉ đơn giản thể hiện ở đặc điểm lưu hương lâu, tàn đẹp và giá bán cao gấp 3 – 4 lần so với loại hương bình dân khác.
Cũng theo TS Nguyễn Anh Ngọc, mới đây Viện đã nghiên cứu sơ bộ và có báo cáo vấn đề này. Về nội dung chi tiết của báo cáo về mức độ nguy hiểm, độc hại của các chất này cũng như các số liệu cụ thể của nghiên cứu, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường sẽ sớm cung cấp cho báo để có sự cảnh báo kịp thời tới người tiêu dùng để có sự lựa chọn sáng suốt và không gây hại cho sức khỏe. |
Theo tìm hiểu của phóng viên, hương truyền thống thường sử dụng thảo mộc để làm nhang (thảo quả, quế chi, hoa hồi)...nhưng hiện nay có rất nhiều loại hương thơm được bán trên thị trường, đặc biệt là tại các điểm lễ hội, đền chùa nổi tiếng nơi thu hút nhiều du khách thập phương được tẩm các loại hương liệu để hương thơm lâu, cuốn tàn đẹp.
Điều đáng nói là tâm lý người mua không mấy quan tâm đến chất lượng hoặc thành phần có trong nhang mà chỉ quan tâm đến mùi hương đó là hương gì, thơm có lâu không và đọng tàn có đẹp hay không...
Nhiều người tiêu dùng khi được hỏi đều cho rằng “hương nào cũng giống nhau, miễn là thơm” và chỉ biết đến 2 loại “hương đậu tàn và hương trắng tàn”. Thực tế cho thấy, rất nhiều người thích dùng hương cuốn tàn vì tin rằng nếu nhà nào thắp hương càng đậu tàn cong nhiều vòng thì càng có nhiều lộc.
Trong khi đó, theo chia sẻ của một số cơ sở sản xuất hương thủ công, hương được làm từ nguyên liệu truyền thống sẽ phải trải qua các khâu như trộn bột phơi phóng... khá mất thời gian.
Vì thế để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian thì nhiều loại hương được làm bột gỗ không mùi trộn với hương liệu, thêm hợp chất giữ mùi. Ví dụ, thay vì dùng hương liệu từ các loại thảo mộc hoa nhài, quế, cây hương liệu thì người làm hương sẽ sử dụng các loại hương liệu bằng mùi thơm hóa chất.
“Kể cả hương liệu trầm được coi là mùi hương truyền thống và an toàn nhất thật ra cũng toàn ... hương liệu chứ làm gì có trầm thật.” – chủ một cơ sở sản xuất hương tiết lộ.
Thừa nhận thực tế về tình trạng nhập nhèm giữa hương thật và hương tẩm hóa chất, chị A. M (Nguyễn Chí Thanh) lại tỏ ý băn khoăn khi chia sẻ: “ Loại hương mình đang dùng để thắp bàn thờ cháy rất nhanh, chỉ khoảng hơn 30 phút là tàn.
Khi cháy, khói không đi theo cột thẳng mà bay mù mịt khắp nhà gây không ít phiền toái cho gia đình vì bị cay mắt...Tôi nghĩ rằng mình đã mua phải loại hương tẩm hóa chất nên rất lo ngại cho sức khỏe của những thành viên trong gia đình”.
Trao đổi với phóng viên báo Lao động thủ đô, TS. Nguyễn Anh Ngọc – Phó viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cho biết, đối với các loại hương có chứa các hóa chất như axit phootsphoric, lưu huỳnh đang được bày bán trên thị trường hiện nay khi cháy sẽ sinh ra nhiều loại khí độc hại... “Nếu tỉ lệ pha trộn cao hơn mức an toàn cho phép thì sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của con người khi hít phải” – TS Nguyễn Anh Ngọc nhấn mạnh.
Cũng theo TS Nguyễn Anh Ngọc, mới đây Viện đã nghiên cứu sơ bộ và có báo cáo vấn đề này. Về nội dung chi tiết của báo cáo về mức độ nguy hiểm, độc hại của các chất này cũng như các số liệu cụ thể của nghiên cứu, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường sẽ sớm cung cấp cho Báo để có sự cảnh báo kịp thời tới người tiêu dùng để có sự lựa chọn sáng suốt và không gây hại cho sức khỏe.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn